Tư vấn cách mua điện thoại Sony cũ

Thứ Hai, 12/10/2015, 16:55 GMT+7

Cách kiểm tra điện thoại Sony Xperia chính hãng hàng cũ trước khi quyết định mua

Vì vậy việc kiểm tra máy trước khi quyết định mua là một việc không thể thiếu để tránh mua phải những chiếc điện thoại kém chất lượng. Mặc dù vậy không có nhiều người biết đến cách kiểm tra khi mua Sony Xperia chính hãng hàng cũ, xách tay và mới sao cho đảm bảo. Trong bài viết này muabannhanhdienthoai.com sẽ chia sẻ với các bạn một số bước giúp bạn kiểm tra máy Sony Xperia cũ trước khi mua.

1. Kiểm tra bên ngoài máy

Đầu tiên bạn kiểm tra bên ngoài của máy trước, điều này đặc biệt quan trọng khi bạn chọn mua máy xách tay, máy cũ, bạn nên kiểm tra như sau:

  • Bạn kiểm tra đường viền của máy, mặt kính xem có bị xước, nất hay không, vỏ có hiện tượng bị móp méo gì hay không;
  • Các mép máy và góc máy có bị hở, các điểm giao tiếp có bị bụi không;
  • Các ốc vít trên máy có bị bong tróc hay có hiện tượng bị tháo hay không;
  • Kiểm tra phụ kiện xem có đầy đủ và có phải là hàng chính hãng không;
  • Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác bạn có thể xem kĩ hơn ở bên ngoài máy.

2. Kiểm tra IMEI, xuất xứ của sản phẩm

Sau khi kiểm tra kĩ bề ngoài sản phẩm bạn khởi động máy lên và kiểm tra thông tin IMEI của máy. Bạn có thể làm theo cách sau: Bạn truy cập biểu tượng gọi điện sau đó nhập mã code: *#06# màn hình sẽ hiển thị thông tin IMEI của máy.

Sau khi kiểm tra IMEI bạn đem so sánh với IMEI trên máy bằng cách truy cập Cài đặt --> Giới thiệu về điện thoại --> Trạng Thái --> IMEI hoặc số IMEI trên vỏ hộp. Hai số IMEI này trùng nhau thì bạn sẽ có thể yên tâm hơn khi mua.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng số IMEI này để check thời gian bảo hành của máy từ hãng.

3. Kiểm tra phần cứng của Sony Xperia

Kiểm tra phần cứng trước khi mua để tránh khỏi mua phải hàng dựng hàng nhái là điều không thể thiếu. Đầu tiên bạn truy cập Service test trên máy bằng cách truy cập bàn phím và nhập mã code: *#*#7378423#*#* sau đó nhấn phím gọi điện để truy cập.

Màn hình điện thoại hiển thị Menu Service với nhiều lựa chọn để kiểm tra. Bạn chọn Service test.

Màn hình tiếp tục hiển thị menu với nhiều lựa chọn bạn chọn test hết lần lượt từng chức năng hoặc test các chức năng chính như: Keyboard&Switch, Touch Screen, Display, Peaker, Earphone, Microphone, Camera, Pressure Sensor...

Ví dụ: Bạn kiểm tra cảm ứng trên máy bằng cách vẽ nhiều nét lên trên màn hình, xem các nét này có bị đứt hay không.

4. Kiểm tra lại các phụ kiện, gọi điện, wifi, 3G

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra trên bạn hãy lắp SIM vào máy và thực hiện kiểm tra cuộc gọi, khả năng kết nối với 3G, Wifi có ổn định hay không. Mở Camera quay phim, chụp hình, tự sướng các kiểu bằng Camera trước và sau. Thử mở và test một số ứng dụng game, ảnh, radio...

5. Kiểm tra khả năng chống nước và các yếu tố khác

Xperia còn có khả năng chống nước do đó với những sản phẩm có khả năng này thì bạn nên kiểm tra cả khả năng chống nước của máy. Sau khi cho máy vào nước bạn mang ra và sử dụng máy một lúc xem có vấn đề gì hay không. Nếu không có vấn gì thì lúc đó bạn hãy quyết định có mua máy hay không.

Trên đây là một số chia sẻ của cá nhân tôi nhằm giúp các bạn kiểm tra máy Sony Xperia chính hãng hàng cũ, xách tay và mới trước khi quyết định mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng. 

Những điện thoại Sony - smartphone đáng mua nhất

Những smartphone được chúng tôi đề cập dưới đây đều là những smartphone thuộc tất cả hệ điều hành, kích cỡ và giá cả. Vì thế, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể chọn cho mình smartphone phù hợp nhất. Và đương nhiên là, số tiền bạn bỏ ra càng nhiều thì bạn sẽ càng sở hữu smartphone tốt hơn:

1. Sony Xperia Z3 Compact

Sony Xperia Z3 Compact thành công với vị trí dẫn đầu vì sự độc đáo của nó: cung cấp cấu hình mạnh mẽ trong kích thước một smartphone tầm trung. Đối với những người dùng đang tìm kiếm một chiếc điện thoại gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính năng thì Sony Xperia Z3 chính là lựa chọn tốt nhất.

Bên cạnh đó, Sony cũng đưa chiếc điện thoại này ra thị trường với mức giá khá ổn vào khoảng 452 $. Màn hình của máy 4,6 inch và có độ phân giải 720p hiển thị tốt nhưng không phải là độ phân giải cao nhất ở kích thước này, bên cạnh đó, thời lượng pin cũng là 1 điểm cộng của Z3 Compact. Đây thật sự là một chiếc điện thoại khiến các đối thủ trong phân khúc tầm trung của nó phải dè chừng.

Bên cạnh đó, máy còn có khả năng chống nước, camera sắc nét và nhiều tính năng độc quyền của Sony mà người dùng không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua nó.

Sony Xperia Z3 là một lựa chọn tốt nếu bạn yêu thích một cấu hình tương đối bên trong thiết kế nhỏ gọn.

2. Sony Xperia Z3

Sony đã cho ra mắt khá nhiều sản phẩm trong dòng Xperia Z. Đặc biệt có thể kể đến Xperia Z3 nơi tất cả những tinh túy của Sony hội tụ và giúp Sony lần thứ 3 ghi điểm về thiết kế với người dùng.

Việc thiết kế thân máy đã được tối giản hết mức tạo cho người dùng có cảm giác thoải mái khi cầm Z3. Bên cạnh đó, máy còn có màn hình hiển thị 5.2-inch và phần cứng cực kì mạnh mẽ trong các tác vụ sử dụng.

Ngoài ra, Sony còn chạy một số tuỳ chọn cho Android thông qua giao diện tùy biến riêng của hãng. Thêm vào đó, một số sự cải thiện đang diễn ra về giao diện để hướng người sử dụng dịch vụ và các sản phẩm khác của Sony, nhưng cũng không hoàn toàn xóa bỏ trải nghiệm Android trong quá trình này.

Mặt khác, Z3 còn được cung cấp một cặp camera tuyệt vời và rất nhiều tùy chọn trong quá trình chụp ảnh. Z3 có thể được xem là thiết bị cầm tay tốt nhất hiện nay của Sony, một thiết bị hàng đầu nơi sự kiên trì của Sony đã được đền đáp. Sony Xperia Z3 sẽ cung cấp cho người mua một cấu hình mạnh mẽ, chống nước và camera sắc nét.

3. Sony Xperia Z1: Dẫn đầu về công nghệ Camera

Chiếc Xperia mới của Sony có thể tự hào bởi mới đây nó được bình chọn là thiết bị có camera cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Ngay cả những nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm trên thế giới cũng ấn tượng với ảnh chụp từ chiếc điện thoại này. Xperia Z1 cho hình ảnh đẹp, sắc nét và tươi tắn ngay cả trong môi trường ánh sáng thấp.

Đối với những người thích điện thoại Sony hoặc đang sử dụng Xperia Z thì Xperia Z1 là sản phẩm đáng cân nhắc để nâng cấp. Khi so sánh với các smartphone cao cấp khác như LG G2, Galaxy S4 hay HTC One thì Xperia Z1 nhỉnh hơn về camera, sức mạnh xử lý nhưng lại yếu thế hơn về thiết kế, sự thoải mái khi sử dụng máy bằng một tay và màn hình hiển thị không rực rỡ.

> Điện thoại Sony

Những sai lầm phổ biến khi mua điện thoại Android

1. Chip, RAM là ưu tiên số một

Lưu tâm đến tốc độ vi xử lý, dung lượng RAM là một thói quen thường thấy của nhiều người khi chọn mua smartphone Android. Tuy nhiên, cách nghĩ này chỉ đúng với những smartphone giá rẻ, khi cấu hình là một tiêu chí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm.

Trong khi đó, với những smartphone tầm trung hoặc cao cấp, thông số cấu hình không còn là một điều quá quan trọng nếu bạn chỉ sử dụng điện thoại cho những nhu cầu thông thường. Hãy để ý những yếu tố mang tính trải nghiệm cá nhân như hình ảnh hiển thị, các góc cạnh, chi tiết trên thân máy,... Một số smartphone có cấu hình chỉ "tầm tầm" nhưng kiểu dáng thời trang, cầm gọn tay, các chi tiết gia công kỹ lưỡng vẫn đáng để dùng hơn một smartphone có chip, RAM "khủng" nhưng vỏ ngoài ọp ẹp, màn hình bám vân tay.

Để có được một cấu hình tốt trong tầm giá, không ít hãng điện thoại đã cắt giảm chất lượng vỏ máy, loa, thậm chí là màn hình. Một chiếc smartphone Android đáng mua phải cân bằng được chất lượng phần cứng lẫn chất lượng thành phẩm. Hãy nhớ rằng bạn đang mua một chiếc điện thoại chứ không phải một chiếc máy tính, và cấu hình không phải là tất cả.

2. Nhìn thông số mAh đoán tuổi thọ pin

Nhiều người dùng hiện vẫn "phán" pin tốt hay không dựa vào thông số mAh. Tất nhiên, một chiếc smartphone sở hữu pin dung lượng lớn vẫn tốt hơn dung lượng thấp, nhưng hãy để ý đến những yếu tố khác như phần mềm, độ lớn màn hình,... Chẳng hạn, một smartphone 4,5 inch pin 2.000 mAh vẫn có thể dùng được lâu hơn một chiếc smartphone pin 2.100 mAh nhưng màn hình lên đến 5,5 inch. Và cũng tùy nhà sản xuất mà một chiếc điện thoại có được trang bị thêm phần mềm tiết kiệm pin hay không. Xét nhiều yếu tố, thông số mAh thực tế chỉ mang tính tham khảo.

Hãy trải nghiệm một chiếc smartphone đủ lâu để cảm nhận độ hao pin của nó trước khi chọn mua, hoặc tham khảo thời lượng pin sử dụng thực tế từ những người dùng trước đó thay vì đặt niềm tin tuyệt đối vào thông số mAh.

3. Camera nhiều "chấm" thì tốt hơn

Cho đến hiện tại, thông số Megapixel vẫn là một chiêu quảng cáo chưa "lỗi thời" với những nhà sản xuất điện thoại. Phần đông người dùng vẫn tin rằng số "chấm" camera càng cao thì cho ảnh đẹp hơn. Nhưng trên thực tế, độ phân giải camera chỉ cho thấy khả năng rửa ảnh khổ lớn của một chiếc điện thoại và mang lại chút tiện lợi hơn khi cắt cúp ảnh. Một chiếc smartphone chụp ảnh đẹp cần hội đủ các điều kiện như ống kính tốt (ống G hoặc ống Carl Zeiss càng tốt), cảm biến lớn và một phần mềm chụp ảnh được lập trình tốt, tận dụng được toàn bộ sức mạnh của camera.

Bên cạnh đó, một chiếc smartphone có camera chỉ 8 MP nhưng cho upload ảnh độ phân giải cao (2.048 pixel) lên Facebook vẫn tốt hơn một chiếc smartphone 13 MP nhưng chỉ upload được ảnh thường (960 pixel). Trong trường hợp này, thông số "chấm" trên camera khá vô nghĩa.

4. Chiếc Android nào cũng như nhau

Chỉ quan tâm đến cấu hình, nên không ít người dùng Android bỏ qua phần mềm, vốn là yếu tố rất quan trọng và cho rằng "các máy Android đều như nhau" khi đều dùng hệ điều hành của Google.

Đây là một quan niệm sai lầm. Tuy đều dùng Android của Google, nhưng mỗi hãng điện thoại đều đã "chế biến" lại các bản Android khác nhau sao cho phù hợp với thiết bị của mình. Một dòng máy luôn được cập nhật các bản sửa lỗi, bản nâng cấp sẽ tốt hơn những dòng máy "bán xong để đó", bỏ rơi người tiêu dùng. Hãy chọn mua smartphone của những thương hiệu có danh tiếng để nhận được hỗ trợ phần mềm lâu dài.

Bên cạnh đó, tuy đều chạy Android, nhưng giao diện người dùng trên các máy Samsung, LG, HTC, Sony,... đều rất khác nhau. Trong số những thương hiệu lớn, độ tiện lợi trong giao diện của Samsung, LG được đánh giá rất cao. Nhưng bù lại, giao diện của Sony lại giành điểm cộng khi xét đến độ thẩm mỹ. Lựa chọn giữa "gỗ" hay "nước sơn" vẫn thuộc về người tiêu dùng.

Trên thực tế, giao diện "thuần Android" của các máy Nexus mới thực sự nhẹ nhàng và giống với phong cách Android của Google nhất. Không ít người dùng có xu hướng cài thêm các bộ giao diện mang phong cách "Android gốc" như Nova Launcher, Apex,... để thiết bị của mình hoạt động trơn tru hơn. Đây cũng là một giải pháp tốt, giúp người dùng có những trải nghiệm gần giống với Android nguyên bản và không quá phụ thuộc vào giao diện của hãng sản xuất trong tương lai.

Muabannhanhdienthoai.com mong rằng qua bài viết này các bạn biết cách chọn mua cho mình một chiếc điện thoại Sony cũ tốt nhất và phù hợp với mình nhất.

Mua bán điện thoại Sony cũ còn tốt ở đâu?

Mua bán điện thoại Sony cũ tại MuaBanNhanh.com.Xem ngay: Mua bán điện thoại Sony

Sony nổi tiếng với dòng điện thoại Xperia, theo quan điểm của bạn, dòng Sony Xperia nào khiến bạn ưng ý nhất; kiểm tra lựa chọn của bạn có được nhiều người tiêu dùng hiện nay đồng tình hay không, thực hiện ngay khảo sát sau và xem kết quả phần trăm nhé!

Dòng điện thoại Sony Xperia nào bạn muốn sở hữu nhất?

 

 

Nguồn: http://muabannhanhdienthoai.com/tu-van-cach-mua-dien-thoai-sony-cu/44004

Tags: Các dòng điện thoại Sony, dòng điện thoại Sony, những dòng điện thoại được ưa chuộng nhất, điện thoại smartphone, Điện thoại Sony, Tư vấn cách mua điện thoại sony cũ, Cách kiểm tra điện thoại Sony Xperia cũ, điện thoại Sony Smartphone đáng mua nhất, điện
TapChiMuaBanNhanh.com / Tạp chí mua hàng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 05/10/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 99/99
Tags: Các dòng điện thoại Sony, dòng điện thoại Sony, những dòng điện thoại được ưa chuộng nhất, điện thoại smartphone, Điện thoại Sony, Tư vấn cách mua điện thoại sony cũ, Cách kiểm tra điện thoại Sony Xperia cũ, điện thoại Sony Smartphone đáng mua nhất, điện
TapChiMuaBanNhanh.com / Tạp chí mua hàng