Nhẫn cưới

Thứ Năm, 26/11/2015, 06:02 GMT+7

Nhẫn cưới có từ khi nào? Lịch sử của nhẫn cưới!

Có tài liệu cho rằng nhẫn cưới đã có từ rất xa xưa, trong thời tiền sử, khi muốn gắn kết 1 cô gái với mình, người đàn ông trong buổi lễ đầy nhạc và hoa sẽ buộc 1 sợi cỏ vào mắt cá chân và cổ tay cô gái với ý nghĩa giữ cô gái ấy lại cho mình. Sau khi buổi lễ kết thúc, anh ta sẽ cắt sợi cỏ đó và tết vào tay mình 1 chiếc nhẫn cưới, và tin rằng mình đã nắm giữ được tình yêu và con người đó bên cạnh. Theo thời gian lịch sử thì nhẫn cỏ được thay thế bằng sợi dây thừng tết nhỏ, sợi dây da rồi dần thành kim loại.

Theo các tài liệu khác, khi khai quật các ngôi mộ của người Ai Cập được giám định vào 2800 năm trước Công Nguyên, có những chiếc nhẫn bạc hoặc dây vàng được đeo trên ngón thứ 3 trên bàn tay trái của họ.

Một câu chuyện khác từ thời La Mã Cổ Đại thì họ chọn đeo nhẫn cưới trên ngón tay áp út vì theo họ trên ngón tay đó có "tĩnh mạch tình yêu", và chọn đeo bên trái vì gần trái tim hơn. Truyền thống này đã lan tỏa khắp thế giới, và tồn tại đến tận ngày hôm nay như một nét đặc trưng của đám cưới.

  • Vậy nhẫn cưới có “ đôi” ngay từ đầu?

ở Ai Cập cổ đại việc trao những chiếc nhẫn của cả hai giới thể hiện sự yêu thương trọn đời nhưng đối với đàn ông Mỹ thì chiếc nhẫn cưới dành cho chú rể chỉ được sử dụng nhiều nhất sau thế chiến thứ II. Ban đầu những người lính xa nhà đeo những chiếc nhẫn để luôn nhắc nhở mình về người vợ yêu thương luôn trông mong ngày trở về của mình, cũng như để yên lòng người vợ ở nhà khi phải đi xa. Sau này những chiếc nhẫn cưới của nam giới đã dần phổ biến toàn diện với toàn dân trên thế giới chứ không chỉ riêng trong nghành quân sự.

Các mẫu nhẫn cưới nam cũng ngày càng được thiết kế đa dạng từ đơn giản đến cầu kỳ, tùy thuộc vào từng chiếc nhẫn cưới nữ đi cùng và sở thích của cô dâu chú rể.

Hi vọng bạn đã hài lòng với những thông tin Trang Sức Cưới đưa ra trên đây và hiểu được lịch sử lâu dài của cặp nhẫn cưới. Quan trọng hơn cả nhẫn cưới chính là biểu tượng kết tinh của tình yêu lâu dài vĩnh cửu.

Ý nghĩa của nhẫn cưới

1. Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân

Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.

Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc.

Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ.

2. Chiếc nhẫn không nhất thiết phải làm bằng vàng

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, họ sử dụng sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ.

3. Đeo nhẫn cưới bên tay phải hay bên tay trái?

Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới bên ngón tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ châu Âu lại đeo nhẫn bên ngón tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ.

Những cô dâu Do Thái thì đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi vì đó là ngón mà với nó họ chỉ vào kinh Torah khi đọc. Những người theo Thanh Giáo từ chối đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm.

4. Tại sao nhẫn cưới được đeo trên ngón áp út của bàn tay trái?

Có rất nhiều giả thuyết về việc vì sao ngón tay này lại gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng La Tinh - chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim.

Trong nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Nhân danh cha, con và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh - ngón áp út của bàn tay trái.

Thói quen này, cuối cùng sau đó được nghi lễ hóa vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII viết cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới.

5. Đàn ông đeo nhẫn cưới

Việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới, có lẽ là để đánh dấu cho cái ngày người phụ nữ được coi như là một tài sản của một người đàn ông hoặc có lẽ na ná giống như hình thức phụ nữ đeo nhẫn đính hôn còn đàn ông thì không.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải đối mặt với việc chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.

Đó là một hành động rất lãng mạn và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới.

Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc

1. Vào ngày cưới

Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu nên chuyển chiếc nhẫn đính hôn sang tay phải, có thể đeo ở ngón giữa, hoặc ngón đeo nhẫn. Chú rể sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón đeo nhẫn bàn tay trái cô dâu. Phong tục đeo nhẫn cưới ở tay trái bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại, nơi mọi người tin rằng ngón đeo nhẫn ở bàn tay trái là nối với tim. Khi đeo nhẫn vào ngón tay này, chú rể tin tưởng rằng, tình cảm của mình cùng chiếc nhẫn sẽ gần nhất với trái tim cô dâu.

2. Sau ngày cưới

Sau hôn lễ, việc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn như thế nào lại có nhiều cách giải quyết.

Theo truyền thống xưa ở phương Tây, nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón tay thứ ba của bàn tay trái. Mọi người tin rằng, như vậy nhẫn cưới sẽ chiếm vị trí "độc nhất" và gần trái tim nhất và nhẫn đính hôn sẽ gần ngay cạnh.

Hiện nay, ở phương Tây, không phải cô gái nào cũng theo truyền thống này mà họ linh hoạt hơn bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn:

  • Tiếp tục đeo nhẫn đính hôn ở tay phải
  • Đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa tay trái, còn nhẫn cưới đeo ở ngón đeo nhẫn tay trái
  • Đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cùng trên ngón đeo nhẫn tay trái. Trong đó cũng có hai cách "sắp xếp" nhẫn: đeo nhẫn đính hôn rồi tới nhẫn cưới và ngược lại: đeo nhẫn cưới trước rồi tới nhẫn đính hôn
  • Đeo nhẫn đính hôn ở bất cứ ngón tay yêu thích nào.

Với các cô dâu Việt, không có quy định nào về việc đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới. Bạn có thể tự chọn cách riêng của mình, miễn sao chính bản cảm thấy lựa chọn đó đẹp. Cuối cùng, dù đeo nhẫn đính hôn và nhẫn cưới như thế nào, điều quan trọng nhất là cả hai món đồ trang sức đặc biệt này phải tạo sự thoải mái cho các hoạt động thường ngày. Bạn có thể tham khảo thêm Trang sức để biết thêm thông tin hữu ích.

Mua bán nhẫn cưới chính hãng đẹp, cao cấp ở đâu?

Mua bán nhẫn cưới tại MuaBanNhanh.com website mua bán trực tuyến với tin đăng mua bán nhẫn cưới, trang sức cưới đẹp, chính hãng, uy tín, xem ngay: Nhẫn cưới đẹp

Nguồn: http://trangsuccuoi.com/nhan-cuoi/69

Tags: Nhẫn cưới, Nhẫn cưới đẹp, trang sức cưới, trang sức nhẫn cưới, trang sức cưới đẹp, ý nghĩa nhẫn cưới, đeo nhẫn cưới đúng cách
TapChiMuaBanNhanh.com / Tạp chí mua hàng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 05/10/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 99/99