Cách dễ dàng tìm mua xe máy Yamaha Exciter 150 cũ giá rẻ

Thứ Ba, 17/05/2016, 16:48 GMT+7

Cách dễ dàng tìm mua xe máy Yamaha Exciter 150 cũ giá rẻ

Cách dễ dàng tìm mua xe máy Yamaha Exciter 150 cũ giá rẻ

Đánh giá nhanh Exciter 150 trước khi mua: Vua đường phố mới ra mắt tại Việt Nam

Ưu điểm:

  • Thiết kế mới giúp dễ dàng di chuyển trong đô thị
  • Động cơ 150cc mạnh mẽ
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Giá đề xuất khá tốt

Nhược điểm: Exciter 150 không có cần khởi động. Người dùng sẽ phải kiểm tra ắc-quy thường xuyên hơn.

Đánh giá chung

Exciter 150 Fi - Vua đường phố theo như cách gọi của Yamaha được ra mắt trong một sự kiện tại Việt Nam vào ngày 18/12/2014. Kể từ khi chưa ra mắt mắt, Exciter 150 2015 đã rất được trông đợi cả ở Việt Nam lẫn các nước khác trong khu vực.

Theo Yamaha Việt Nam cho biết, Exciter 150cc chính là con át chủ bài của Yamaha tại Việt Nam. Và Exciter 150cc nghiễm nhiên được Yamaha gọi với cái tên đầy tôn sùng - Vua đường phố.

  1. Thiết kế

Với mục đích hướng đến đối tượng khách nam trong độ tuổi từ 18 đến 25 nên Exciter 150 được thiết kế với phong cách mạnh mẽ, trẻ trung cùng dáng vẻ thể thao giống như các dòng Exciter trước kia. Tuy nhiên, để phù hợp với thị hiếu người dùng Việt cũng như phù hợp với đặc điểm giao thông ở Việt Nam thì Exciter 150 2015 đã có những thay đổi lớn trong thiết kế.

Exciter 150 có chiều dài, chiều rộng tăng đáng kể so với phiên bản cũ, trong khi chiều cao tổng thể vẫn duy trì. Kích thước của Exciter 150 là 1,970mm x 670mm x 1,080mm trong khi kích thước của Exciter 135 là 1,960mm × 695mm × 1,080mm.

Exciter 150cc được thiết kế hiện đại hơn Exciter 135cc với đèn định vị LED 4 bóng mỗi bên và 15 bóng LED ở cụm đèn hậu. Theo đánh giá thì đuôi xe của Exciter 150cc khá giống với đuôi của mẫu xe R25.

Mặt nạ ở đầu Exciter 150 đã được tái thiết kế với đèn xi-nhan nhỏ gọn hơn, mang ảnh hướng của mẫu R25. Exciter 150 cũng gây ấn tượng với dải đèn định vị mới

Khung sườn Exciter 150 được tối ưu hóa, nhỏ gọn hơn, góc cạnh hơn đảm bảo được sự cân bằng và ổn định khi vận hành.

Đuôi Exciter 150 được vuốt nhọn khiến ta liên tưởng tới một chiếc Moto PKL, pát đuôi được gắn vào biển số xe, chắn bùn có thể tháo ra một cách dễ dàng.

Cụm đồng hồ được thiết kế lại với phong cách thể thao. Khi mở khóa, mặt đồng hồ sẽ hiển thị chữ “Hi Buddy” hoặc “Ready to Go”.

Exciter 150 được trang bị bình xăng 4.2 lít cùng hệ thống phun xăng điện tử giúp tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn. Thao Yamaha Việt Nam, với dung tích 150cc thì mức tiêu hao nhiên liệu của Exciter 150 sẽ bằng với mức tiêu hao của Exciter 135 nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện đường sá. Nhìn chung thì Exciter 2015 tiết kiệm nhiên liệu hơn so với Exciter 2014, động cơ mạnh mẽ hơn và đề-pa tốt hơn.

  1. Động cơ

Exciter 2015 sử dụng động cơ 4 thì, xi lanh đơn, với dung tích 149,7cc, 5 van, cam đơn SOHC, công suất 11.3 kW tại 8.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại là 13.8 Nm tại 7.000 vòng/phút, tỷ số nén 10,5:1 cùng hộp số nén 5 cấp thay thì 6 cấp như nhiều người dự đoán. Động cơ được làm mát bằng dung dịch.

Thiết kế tinh tế trên Yamaha Exciteer 150

Thiết kế tinh tế trên Yamaha Exciteer 150

Động cơ mà Yamaha trang bị cho Exciter 150 Fi là loại động cơ đã được chứng mình cả về sức mạnh cũng như hiệu suất xử lý và được áp dụng trên nhiều mẫu xe thể thao cao cấp của Yamaha như FZ150i, YZF-R15, YZF-R125.

Exciter 150 được trang bị lốp không săm, bánh trước được trang bị phanh đĩa thủy lực, đường kính 245 mm, đĩa phanh sau kích thước 203 mm, giảm xóc được trang bị cho Exciter 150 là loại monoshock.

Thiết kế giảm xóc trục đơn mang lại cảm giác êm ái khi vận hành, tạo nên nét độc đáo và dáng vẻ thể thao cho Exciter 150.

Với sự ra mắt của Exciter 150 thì Yamaha sẽ ngừng sản xuất Exciter 135cc, chỉ giữ lại những mẫu Exciter 135cc côn tay tự động và chuyển dần sang Exciter côn tay. Xem: Yamaha khai tử mẫu Exciter 135 côn tay.

Sự ra mắt của Exciter 150 phiên bản 2015 cũng đánh dấu bước ngoặt lớn của dòng Exciter huyền thoại tại Việt Nam, tạo sự đa dạng cho người dùng có thể lựa chọn.

>> Xem thêm: Xe máy Yamaha

Học Tây balô cách mua xe máy Exciter 150 cũ ngon bổ rẻ ở Việt Nam

Khách du lịch “balo” truyền cho nhau phương thức chọn mua một chiếc xe máy cũ dạng “bổ và rẻ”, vốn rất phù hợp để khám phá Việt Nam.

Học Tây balô cách mua xe máy Exciter 150 cũ ngon bổ rẻ ở Việt Nam

Học Tây balô cách mua xe máy Exciter 150 cũ ngon bổ rẻ ở Việt Nam

Thị trường xe máy cũ và cho thuê xe máy hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt Nam thường vẫn coi khách du lịch nước ngoài là đối tượng khách hàng tiềm năng. Người nước ngoài nhận ra rằng, di chuyển bằng xe máy ở Việt Nam là vừa rẻ lại phù hợp nhất để khám phá đất nước hình chữ S.

Chính vì vậy, các ông, bà “Tây” đã tự đúc kết và truyền nhau những kinh nghiệm tích luỹ về việc mua và sửa xe máy, nếu không muốn thành “gà”.

Có 12 bước để họ tìm kiếm và sử dụng một chiếc xe máy cũ tại Việt Nam. Hãy cùng khám phá quy trình thú vị dưới đây, chia sẻ bởi các “ông Tây”.

1. Theo luật thì muốn chạy xe máy ở Việt Nam cần có giấy phép lái, giấy tờ xe, bảo hiểm...Tuy nhiên, với những xe dưới 175cc, có thể bỏ qua vì hiếm khi bị cảnh sát hỏi thăm. Nhưng với những xe phân khối lớn thì hãy dè chừng.

2. Có thể tìm mua xe máy trên mạng cho người nước ngoài, thông qua các trang web như Craigslist hoặc Travelswop, nơi có nhiều người du lịch bán lại xe sau hành trình khám phá Việt Nam.

3. Ngân sách dùng để mua xe máy cũ có thể bắt đầu với 300 USD. Nhưng nên nhớ rằng, hãy bỏ thêm một chút hoa hồng để thuê một người thợ sửa xe kiểm tra hàng giúp mình.

4. Việc mua xe máy từ cửa hàng xe cũ không đảm bảo rằng bạn sẽ "an toàn", đó là lý do bạn cần người hiểu biết giúp đỡ. Còn lại chuyện sửa xe không cần phải lo lắng nhiều, bởi từ Hà Nội tới Tp.HCM, có rất nhiều các tiệm sửa xe dọc đường.

5. Cần có một cái nhìn tổng quát về chiếc xe định mua: có sạch sẽ không, các bộ phận nào han gỉ, hệ thống dây điện có gọn gàng không, nước sơn bên ngoài có thể xử lý sau nhưng các bộ phận của xe phải dùng được.

6. Kiểm tra khung xe, xe có thẳng hay xuất hiện mối hàn đáng ngờ (xe tai nạn). Một vài chỗ gỉ trên xe sẽ không vấn đề gì nhưng nếu có đoạn sơn đáng ngờ, cũng đừng ngại chất vấn chủ xe.

7. Kiểm tra kỹ lốp xe, kiểm tra độ mòn bề mặt lốp hoặc các vết nứt cạnh.

8. Kiểm tra các thiết bị điện tử bằng cách thử hoạt động của chúng như xem đèn, xi-nhan, đèn phanh, còi... Dùng tay đo vầng sáng trên tay chiếu từ đèn pha, ở khoảng cách xa và giảm dần. Một chiếc đèn tốt thì quầng sáng phải sắc nét khi rọi gần.

9. Với xe dùng nan hoa, kiểm tra bằng cách nén xe xuống với các lực khác nhau và xem có tiếng động nào lạ không. Nếu không có hiện tượng hay phản xạ gì xảy ra ở các chân nan hoa thì có thể yên tâm.

10. Kiểm tra xem bánh răng, vòng bi hoạt động tốt hay không bằng cách dùng tay quay trục bánh phía sau, nghe ngóng tiếng động lạ. Dựng chân chống giữa và vận hành ở mức ga ổn định xem tốc độ vòng quay, trục và xích có ổn định hay không?

Kiểm tra độ ổn của trục bánh sau bằng cách dùng 2 tay kéo về phía sau và đẩy ngược lên phía trước. Nên kiểm tra cả 2 bánh.

>> Xem thêm: Xe Exciter 150

11. Sau khi đã ổn định với chiếc xe mới mua, bạn cũng nên nắm được chi phí sửa chữa xe thường có mức giá như sau:

  • Thay săm lốp trước: 120.000 đồng
  • Thay săm lốp sau: 150.000 đồng
  • Thay dầu: 80.000 đồng
  • Sửa hệ thống dây điện đèn: 20.000 đồng
  • Thay vòng bi bánh xe: 50.000 đồng/bánh
  • Thay mặt đồng hồ: 30.000 đồng
  • Rửa chế và lọc gió: 70.000 đồng

12. Lưu ý khi mua xe, bạn sẽ nhận được một giấy tờ sở hữu xe (của chủ cũ) màu xanh, kiểm tra các thông tin trên giấy này. Nên nhớ, nếu không có bạn sẽ có thể phải đối mặt với lựa chọn có nên "hối lộ" cảnh sát hay không khi bị kiểm tra. Cần giữ giấy này theo bên người.

Cách đi xe tay côn

Cách đi xe tay côn

Cách đi xe tay côn

Khởi động:

Theo kinh nghiệm của một số người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đểu chảy xuống phía bình chứa nên khi khởi động máy cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn mục đích để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn. Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn. Ngoài việc xem màu bugie thì có thể kiểm tra độ xăng lúc vừa khởi động máy bằng cách mở ốc gió từ từ đến vừa thì dừng cũng là cách khá ổn.

Trước khi vào số nên nẹt pô vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.

Nguyên tắc chạy xe là khi vừa nổ máy không nên chạy nhanh đột ngột khi máy nguội.

Sử dụng côn, số:

Việc này nhiều người mới chạy xe côn tay thường không làm chủ được bộ số. Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra là bắt côn là ổn, không nên để côn quá “lơi” hoặc quá “nhạy”. Nếu côn nhạy quá thì dễ bị tuột, côn bắt không tốt, còn quá lỏng thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông. Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ”. Có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn.

Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp. Thông thường, theo kinh nghiệm của tôi dùng cho em GN 125 thì khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, dưới 30km/h chạy bằng số 4 và số 5 chạy với xe đủ trớn trên 30km/h. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở xe côn tay là nếu máy bị nặng sẽ có âm thanh kêu ở bộ nhông số và xe giật cục như một bác nào đó thắc mắc là xe chạy như vào gờ báo đường. Vậy nên chú ý nếu xe có hiện tượng giật cục là số không phù hợp tốc độ, lúc đó cần trả về số nhỏ hơn.

Việc trả về số không cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ. Đối với xe cũ sự quen với chứng tật của xe là chủ yếu, nhưng trên nguyên tắc chung là ở số 2 thì đạp ½ cần số về phía trước ở số 1 thì móc ½ cần số về phía sau, bạn nên tạo cảm giác nhận biết tua máy và tua bánh băng nhau thì xe rất dễ về số 0. Nếu xe dừng máy còn nổ thì nên vừa “vê” ga nhè nhẹ vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0) và vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó móc nhẹ chân sô về phía sau (nhớ là nhẹ thôi) để về số 0. Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước bạn nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì rất dễ. Với xe quen có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số 0 dễ dàng.

Chạy xe côn tay điều đầu tiên phải nắm 2 nguyên tắc cơ bản:

  • Thao tác bóp côn: "bóp nhanh nhả từ từ" tức là khi bóp côn phải nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn thì nhả từ từ để tránh tình trạng bị giật (bốc đầu).
  • Thao tác về số: ”vận tốc nào thì số đó“ tức là vận tốc nhỏ thì đi số nhỏ để tránh tình trạng tắt máy và còn để tiết kiệm xăng thông thường thì từ 0 km/h – 10km/h đi số 1, từ 10km/h – 30 km/h đi số 2, từ 30km/h – 50km/h đi số 3 , từ 50km/h - 80km/h đi số 4, trên 80km/h đi số 5 (nếu có)

Một vài thắc mắc về cách đi xe côn tay:

  1. Theo tôi tìm hiểu một số video clip dạy lái xe trên youtube thì khi nổ máy xe xong, bóp tay côn, vào số 1 thì phải nhả tay côn từ từ và đều, khi đó thì xe sẽ bắt đầu chạy theo trớn của garantee (không cần lên ga). Tôi muốn hỏi là điều này đúng hay không?

Sau khi khởi động máy > bóp côn > buông đều ra là đúng theo qui tắc từng bước. Nhưng không lên ga thì xe không chạy đươc, xe chỉ chạy được khi nào garantee chỉnh lớn (cách này cũng có thể áp dụng cho những người lần đầu tiên chạy xe tay côn và đang tập chạy) khi chúng ta chạy nhuần nhuyễn rồi thì không cần phải chỉnh garantee lớn nửa.

  1. Sau khi đã vào số 1 và có trớn rồi thì những lần bóp tay côn để sang số khác, mình có cần phải nhả côn chậm như lần đầu không?

Sau khi đã vào số 1 và có trớn rồi thì những lần bóp tay côn để sang số khác, mình có cần phải nhả côn chậm như lần đầu không? Trường hợp này có 2 hiện tượng nếu nhả côn nhanh thì làm cho xe bi giật mạnh.

Nếu nhả côn chậm thì làm cho xe đi hơi bị sựng lại. Tốt nhất là nhả ra đều tay (khi chạy quen thì chuyện này thật là rất dễ dàng)

  1. Tôi theo dõi thấy mấy anh chị chạy xe tay côn trên đường nhiều khi bóp tay côn lúc xe đang chạy. Điều này có tác dụng gì?

Điều này có tác dụng là (thả trớn) hay còn gọi là giảm tốc độ có điều kiện.

  1. Khi dừng đèn đỏ bóp tay côn, có cần trả về số 0 hay không? nếu không cần trả về số không thì có thể nhả tay côn ra không? nếu có thể thì nhả như thế nào là đúng.

Khi dừng đèn đỏ có nghĩa chúng ta đang dừng lại với tốc độ bằng 0km/h và theo qui cách vận hành khi xe dừng lại hẳn chúng ta sẽ cho số về số 0 và khi bắt đầu chạy là số 1

Nếu không trả về số 0 thì không thể nhả tay côn vì sẽ tắt máy.

  1. Tôi có đọc một số bài về hộp số của xe CD, thì nó cũng là số tới như các xe khác. Tuy nhiên, từ số 4 đạp lên nữa thì nó chưa trả về số 0 mà có 1 số khác, thì số đó là số gì?

Xe CD có số theo cấu trúc như thế này 1>3OD>N.

  1. Khi đang chạy mà bóp tay côn thì tốc độ xe có giảm xuống không? hay là vẫn nguyên tốc độ cho đến khi nhả ga và bóp thắng.

Khi đang chạy mà bốp tay côn thì tốc độ xe sẽ giảm dần đến khi dừng lại nếu vẫn còn bốp tay côn nhưng nếu không giảm ga thì pitong vẫn làm việc với vận tốc lúc chưa bốp côn. Thông thường khi đang chạy bốp côn đột ngột thi tay ga phải giảm. đó là phản xạ có điều kiện

  1. Bạn xử lý như thế nào để đi được trong trình trạng xe bị đứt dây côn, dây ga, thậm chí cả hai?

Bị đứt dây côn: Để ý rằng khi xe đang nổ máy, ta có thể vào số, trả số, mà không cần phải bóp côn, một cách êm ái tùy sự khéo léo của người điều khiển ở tất cả các số trừ khi vào số 1. Kỹ thuật này gọi nôm na là đi côn sống, dựa trên đặc điểm là khi vòng tua máy tương hợp với tốc độ xe thì côn hầu như không còn bám nữa, cho nên chuyển số rất nhẹ nhàng, ít giật hoặc lực khực. Vấn đề khó nhất là làm sao vào được số 1 để đề-ba mà xe không bị tắt máy hoặc giựt ta bật ngửa.

Bị đứt dây ga: Cái này khá đơn giản, chỉ cần vặn ốc chỉnh ga-răng-ti ở bình xăng con cho ga cao thêm là có thể chạy với tốc độ 30-40 km/h.

Bị đứt cả 2 dây: Tuy nhiên cứ bình tĩnh, muốn xe chạy, chỉ cần vặn ga-răng-ti lên khá cao, đẩy xe cho có chớn rồi nhảy lên và vào số, khi vào số được rồi thì thò tay xuống vặn ga-răng-ti cao thêm nữa cho đủ chạy cầm chừng đến cửa hàng sửa chữa.

Ghi chú: Chỉ có thể áp dụng tốt mánh lới trên khi đi đường trường, đường phố lúc thưa người, còn khi đi đường phố lúc tan tầm thì không thực sự có hiệu quả.

  1. Có thực sự cần bóp côn khi vào số tiếp theo không?

Không phải cái gì nhà sản xuất làm ra mà không có tác dụng của nó đặc biết là các sản phẩm kỹ thuật, nên việc bóp côn là cần thiết.

  1. Sự khác nhau giữa bóp côn và không bóp côn để vào số tiếp theo là gì?

Bóp côn là nhằm tách ly hợp của máy, để vào số (xe tự động cũng có côn, nhưng nó đã kết hợp cả 2 vào một, bạn đã bao giờ âm côn để thả dốc chưa?), nếu không bóp côn mà vào số thì rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số và làm mòn bố nồi.

  1. Và vòng tua máy như thế nào là phù hợp để vào số tiếp theo, nếu xe không có đồng hồ tua thì "cảm nhận" nó như thế nào?

 Các xe khác thì mình không biết sao chứ tua máy của Ex thường rơi vào các tốc độ như sau:

  • Số 2: Khoảng tốc độ từ 20-40km/h.
  • Số 3: Khoảng từ 70-80km/h
  • Số 4: Khoảng trên 80km/h

Đi một thời gian thì bạn sẽ cảm nhận được tua máy để bóp côn vào số, nếu đúng tua máy thì không cần bóp côn cũng vào số được (việc này rất khó, mà làm vậy rất mệt, mất công canh tua máy), nếu không đúng tua máy mà chúng ta vẫn vào số thì nghe tiếng vào số rất lớn cảm thấy rất xót xe (khi đã bóp côn luôn rồi)

  1. Xe côn tay là gì?

Côn tay là đóng ngắt li hợp bằng tay, cái càng xe bên trái ( tay thắng bên trái ) dùng để đóng ngắt li hợp,các dòng xe thể thao đều dùng côn tay, côn tay còn gọi là ambrayage tay ,vì hiệu suất cao và tốc độ nên dòng xe côn tay được dùng trong tất cả các giải đua trên thế giới, ngay cả việt nam, loại xe này có rất nhiều ưu điểm và lợi ích kinh tế.

Ưu điểm của xe côn tay:

  • Đềpa nhanh mạnh bỏ xa mấy con côn tự động
  • Tiết kiệm xăng thêm
  • Tăng tốc nhanh và tốc độ tối đa tăng thêm khi làm côn tay
  • Vô số rất nhẹ và trả số rất nhanh chỉ mất 1s để trả số 4 về mo
  • Rất nam tính và mạnh mẻ
  • Lội nước không tắt máy
  • Chỉ cần một cái bóp côn thì tốc độ tăng nhanh
  • Chuyên dụng để đi xa
  • Cánh đàn ông rất thích loại xe này.
  • Đi xe côn tay (amada tay) mới là đàn ông. Bởi vì họ thích điều khiển, thích vận hành. Đi xe ga rõ là tiện nghi hơn (nhất là trong phố), nhưng nhàn vì chả phải chỉnh chọt mấy, còn xe côn, số thì bóp côn, vê ga, móc số...
  1. Xe côn số (côn tự động) có an toàn hơn không?

Xe côn tự động: Vào số không dùng cái gì cả. Khi đạp cần số xuống thì tự nó ngắt côn rồi. (VD như Dream, Wave, Viva...)

Ưu điểm: Thường thì xe số to hơn, nặng hơn, bánh lớn hơn nên bám đường hơn, đầm hơn, phanh ăn hơn.. nên an toàn hơn.

Đúng là côn tay xe đi khỏe máy hơn côn tự động. Cơ cấu côn tự động thì dựa vào tốc độ vòng quay của máy để côn bung ra và máy nối với hộp số. Tức là ga càng cao thì nối càng chắc. Nhưng nhược điểm của nó là do ở vòng quay thấp thì momen xoắn của trục động cơ chưa đạt được cực đại, cho nên động cơ không phát huy hết công suất, dẫn đến lãng phí xăng. Có điều đi xe côn tay mà đường đông thì hơi vất vả. Không có kiểu buông một tay thong dong được.

Tham khảo thông tin mua bán xe Exciter 150 nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các giá xe Exciter 150 từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay:  Exciter 150

Nguồn: https://xemay.muabannhanh.com/cach-de-dang-tim-mua-xe-may-yamaha-exciter-150-cu-gia-re/380

Tags: xe Exciter, Giá xe máy, mua bán xe Exciter 150, Exciter 150, giá Exciter 150, Giá xe Exciter 150, Yamaha Exciter 150, mua bán xe máy, xe Yamaha, xe máy, xe máy Yamaha, xe máy Exciter 150, xe Exciter 150, đánh giá Exciter 150, tìm mua xe máy cũ, Cách đi
TapChiMuaBanNhanh.com / Tạp chí mua hàng
No avatar
Đăng bởi minhthien
Tham gia 05/10/2015
Cấp độ Administrator
Bài viết 99/99